1. Trang chủ
  2. Tính năng mới R47 – Phát hành ngày 14/12/2023

Tính năng mới R47 – Phát hành ngày 14/12/2023

1. Kế toán muốn chia sẻ được mẫu 09 của đơn vị mình cho những đơn vị khác do mẫu 09 của các đơn vị giống nhau.

Trước đây:

  • Do mẫu biểu 09 giữa các đơn vị trong một khối của một huyện thường giống nhau, nên khi 1 đơn vị lập xong biểu mẫu thì thường chia sẻ cho đơn vị khác để tiết kiệm thời gian và đồng nhất mẫu biểu.
  • Hiện tại phần mềm mới chỉ cho phép đơn vị sửa mẫu cho riêng đơn vị mình, chưa chia sẻ mẫu cho đơn vị khác.

Từ phiên bản R47: 

  • Kế toán có thể chia sẻ được mẫu 09 của đơn vị mình cho những đơn vị khác do mẫu 09 của các đơn vị giống nhau trong cùng 1 khối (Khối trường học/Khối y tế/Khối xã…) của 1 địa bàn.
  • Tại menu Danh mục\Mẫu 09 (Phiên bản mới): tại Tab Mẫu của tôi bổ sung chức năng chia sẻ mẫu cho các đơn vị khác. Xem hướng dẫn chi tiết tại đây.
    • Bổ sung chức năng Ngừng chia sẻ giúp: Kế toán có thể thực hiện hủy bỏ chia sẻ mẫu báo cáo mà đơn vị mình đã chia sẻ. Xem hướng dẫn chi tiết tại đây.

2. Kế toán muốn quản lý được danh sách các bảng tính theo các kỳ khác tháng

Trước đây: 

  • Tại các đơn vị HCSN, thường chi trả lương theo tháng. Tuy nhiên, có các đơn vị trả lương theo quý (Ví dụ: Tại các UBND Xã/Phường trả phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách theo quý).
  • Đối với khoản thu nhập khác, phần lớn cũng chi trả theo tháng (tháng nào phát sinh thì chi trả luôn tháng đó). Tuy nhiên, có những khoản thu phụ cấp lại chi trả theo quý (Ví dụ: Tiền thu nhập tăng thêm được trả theo quý do dựa vào kết quả đánh giá công việc của cả quý), có những khoản phụ cấp lại chi trả theo học kỳ (Ví dụ: Tiền phụ cấp dạy thêm giờ tại các đơn vị là trường học) có những khoản phụ cấp chi trả cho cả năm.

Từ phiên bản R47: 

  • Kế toán có thể quản lý được danh sách các bảng tính theo Quý/Kỳ học/Cả năm.
  • Tại danh sách bảng lương, phụ cấp phần mềm bổ sung thêm các giá trị Quý I, Quý II, Quý III, Quý IV.
  • Tại danh sách bảng thu nhập khác phần mềm bổ sung thêm các giá trị Quý I, Quý II, Quý III, Quý IV, Học kỳ I, Học kỳ II, Cả năm.

3. Tích hợp công cụ nhắc nợ từ AMIS Kế toán

Trước đây: 

  • Khi bán phần mềm cho các đơn vị HCSN, MISA thường triển khai phần mềm và ký hợp đồng trước sau đó thực hiện xuất hóa đơn và thu tiền. Do đặc thù các đơn vị HCSN sử dụng ngân sách nhà nước để mua dịch vụ phần mềm, các đơn vị này cần có hóa đơn trước để hoàn thành thủ tục thanh toán với Kho bạc nhà nước. Khi được MISA xuất hóa đơn, Kế toán mong muốn biết được tình trạng hóa đơn và giá trị công nợ với MISA để thực hiện thủ tục thanh toán. Sau một thời gian xuất hóa đơn nếu đơn vị không thanh toán, MISA sẽ dừng dịch vụ phần mềm, ảnh hưởng đến công việc của đơn vị.

Từ phiên bản R47:

  • MISA SalaGov kết nối với AMIS kế toán để lấy thông tin thông báo nhắc nợ để lấy thông báo nhắc nợ.
  • MISA SalaGov sẽ lấy thông dựa theo Mã ngân sách, MISAID để hiển thị thông báo nhắc nợ đúng đơn vị và đúng người dùng.

4. Kế toán mong muốn nhanh chóng sửa được tên bảng lương đã lập

Trước đây: 

  • Hàng tháng khi lập bảng lương kế toán sẽ đặt tên khái quát cho bảng lương tương ứng để:
    • Nhanh chóng biết được nội dung của bảng lương: Thường khoản chi gì? Cho nhóm cán bộ nào? Chi vào kỳ lương nào?
    • Phân biệt bảng lương giữa các kỳ lương khác nhau.
    • Phân biệt giữa các bảng lương khác nhau trong cùng kỳ lương (nếu có nhiều bảng lương phát sinh, ví dụ Biên chế/hợp đồng)
    • Ví dụ bảng lương thực tế của khách hàng: Bảng lương biên chế tháng 11 năm 2023, bảng lương hợp đồng tháng 11 năm 2023, bảng chi ngày 20/22/2023, chi tiền thưởng danh hiệu thi đua năm 2023.

Từ phiên bản R47: 

  • Bổ sung tính năng Sửa tên bảng lương tại Danh sách.
  • Màn hình chi tiết bảng lương, phụ cấp cho phép kế toán nhanh chóng sửa được tên bảng lương.

5. Kế toán muốn đặt được mã phụ cấp/phụ cấp đặc biệt ngành/khấu trừ không thường xuyên như mong muốn và không gặp bất kỳ lỗi gì khi in mẫu báo cáo. 

Trước đây: 

  • Khi kế toán đơn vị chủ quản thêm một khoản phụ cấp/phụ cấp đặc biệt ngành/khấu trừ không thường xuyên mới. Mã của khoản thường thể hiện viết tắt tên của khoản và nhìn vào mã có thể hiểu được đó là khoản gì, ý nghĩa của cá khoản. Ví dụ: Chi ngày 20/11 thì mã được đặt là CN20/11, Hỗ trợ COVID-19 thì được đặt là COVID-19…

Từ phiên bản R47:

  • Kế toán có thể đặt được mã phụ cấp/phụ cấp được biệt ngành/khấu trừ không thường xuyên, kế toán khai báo tên trước. Tên khoản này chứa bất kỳ ký tự nào.
  • Trên mẫu Khai báo phụ cấp/phụ cấp đặc biệt ngành/khấu trừ không thường xuyên, đổi vị trí của 2 trường thông tin Mã và Tên.
  • Khi điền xong Tên thì Mã được sinh, người dùng không sửa được mã.

6. Kế toán muốn kê khai được số tiền Chênh lệch thực lĩnh của từng CBNV trên bảng 09

Trước đây: 

  • Trên bảng thanh toán 09, kế toán có kê số tiền chênh lệch thực lĩnh tháng này so với tháng trước của từng CBNV.
  • Phần mềm đáp ứng: Khi sửa mẫu 09, kế toán chưa có cách nào để thiết lập công thức cho khoản này.

Từ phiên bản R47:

  • Kế toán có thể thể hiện được số tiền chênh lệch thực lĩnh tháng này so với tháng trước của từng CBNV trên bảng thanh toán 09.
  • Bổ sung giá trị “Chênh lệch thực lĩnh” trong danh mục trường dữ liệu.
  • Người dùng có thể tự thêm cột trên bảng thanh toán, sau đó thiết lập công thức cho cột đó.
Cập nhật 15/12/2023

Bài viết này hữu ích chứ?