1. Trang chủ
  2. Tính năng mới R48 – Phát hành 11/01/2024

Tính năng mới R48 – Phát hành 11/01/2024

1. Kế toán mong muốn số tiền lương trên mẫu 09 của từng CBNV thể hiện vào đúng cột 

Câu chuyện nghiệp vụ:

  • Khi cách thể hiện số liệu của cùng 1 cột giữa các Nhóm hưởng lương khác nhau, kế toán cần thiết lập công thức riêng cho từng nhóm.
  • Trên “Mẫu 09/CV4123-KBNN: Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng” quy định có 4 nhóm hưởng lương:
    • Nhóm I: Đối với công chức, viên chức.
    • Nhóm II: Đối với lao động hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định số 111/1022/NĐ-CP.
    • Nhóm III: Đối với hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP.
    • Nhóm IV: Thanh toán cá nhân khác.
  • Ví dụ: Tại đơn vị, các CBNV trong Nhóm I được thể hiện tiền lương ở cột (5), các CBNV trong Nhóm II, II, IV lại thể hiện tiền lương ở cột (6). Khi này kế toán cần thiết lập công thức cho từng nhóm hưởng lương chứ không còn thiết lập công thức chung cho cả đơn vị được nữa.

Để đáp ứng cho bài toán nghiệp vụ này từ phiên bản R48:

  • Tại Sửa mẫu bảng 09/Tùy chọn hiển thị dữ liệu, trong trường hợp có thiết lập Nhóm dữ liệu theo Nhóm hưởng lương, bổ sung chức năng Chuyển sang tùy chỉnh nâng cao.
    • Phần mềm sẽ hiển thị màn hình có đầy đủ các nhóm hưởng lương, khi này kế toán thiết lập công thức cho từng nhóm hưởng lương. Anh/chị xem chi tiết cách thiết lập công thức tại đây.

2. Kế toán muốn sửa được mẫu 09 nếu có khoản đã được thiết lập công thức trên bảng 09 bị “Không sử dụng” trong danh mục

Trường hợp ô màu Xám hiển thị cảnh báo đỏ do khoản phụ cấp đó có trạng thái “Không sử dụng” trong danh mục, do có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, ví dụ:

  • Trước đây đã thiết lập phụ cấp đó trên bảng 09, nhưng sau thời điểm đó lại vào Danh mục và bỏ sử dụng khoản phụ cấp đó.
  • Hoặc có thể do mẫu này là mẫu được nhận từ đơn vị khác, khoản phụ cấp này do đơn vị đó tự thêm còn đơn vị nhận chia sẻ thì không có khoản phụ cấp đó trong danh mục đang sử dụng. 
  • Để báo cáo lên được số liệu khi in, kế toán cần thiết lập lại cho hợp lệ. Anh/chị có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:
    • Cách 1: Chọn khoản phụ cấp khác tại ô Dữ liệu.
    • Cách 2: Chuyển phụ cấp đó thành trạng thái sử dụng. Anh/chị thực hiện như sau:
      • Vào Danh mục\Tiền lương, xác định xem phụ cấp này thuộc Danh mục Phụ cấp, Phụ cấp đặc biệt hay Khấu trừ không thường xuyên.
      • Khi đã xác định được khoản phụ cấp đó thuộc danh mục nào thì vào danh mục để tìm đến khoản phụ cấp đó. Ví dụ: Khoản phụ cấp này thuộc Danh mục Phụ cấp đặc biệt thì chọn Phụ cấp đặc biệt.
        1. Khoản phụ cấp này có thể nằm trong khoản Phụ cấp cấp có sẵn Chọn danh mục có sẵn. Tìm khoản phụ cấp đó\tích chọn\sau đó chọn Đồng ý.
        2. Hoặc Lấy từ danh mục cấp trên ban hành (nếu cấp trên có ban hành phụ cấp này). Tích chọn khoản phụ cấp đó và nhấn Đồng ý.
      • Sau khi chọn sử dụng khoản phụ cấp xong. Anh/chị quay lại giao diện Sửa mẫu cáo cáo, khi này khoản phụ cấp được thiết lập công thức trong ô trên bảng 09 đã hợp lệ. 

Lưu ý: Nếu mẫu được đơn vị khác chia sẻ, phụ cấp do đơn vị đó tự thêm thì kế toán chỉ xử lý được trường hợp này bằng cách 1.

3. Kế toán muốn các tính năng điều hướng từ quy trình hướng dẫn sử dụng phần mềm sẽ mở luôn trên trang hiện tại để dễ theo dõi 

Trước đây: 

  • Tại giao diện Quy trình khi kích chuột vào các tính năng từ quy trình sẽ mở ra một trang khác mà không phải ở trang hiện tại.
  • Khi khách hàng sử dụng khách hàng luôn dùng trên trang vừa mở ra, không quay lại được trang cũ nên sẽ bị mở ra nhiều trang, mà không biết nguyên nhân tại sao.

Từ phiên bản R48:

  • Tại giao diện Quy trình, khi kích chuột vào các tính năng từ quy trình sẽ mở luôn trên trang hiện tại (không điều hướng ra trang mới như trước đây).

4. Kế toán muốn thực hiện khảo sát mức độ hài lòng khi sử dụng MISA SalaGov vào các thời điểm thích hợp khi đã có trải nghiệm về phần mềm

Trước đây: 

  • Khi anh/chị sử dụng phần mềm sẽ có những trải nghiệm anh/chị muốn chia sẻ về những trải nghiệm đó:
    • Với những trải nghiệm tốt về phần mềm MISA SalaGov. Anh/chị đánh giá mức độ hài lòng để phần mềm MISA SalaGov và góp ý để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho anh chị.
    • Với những trải nghiệm chưa tốt về phần mềm MISA SalaGov mong muốn nhận được góp ý để có thể cải tiến vào các phiên bản sau.

Từ phiên bản R48: 

  • Với các giấy phép sử dụng chính thức tại menu Tiện ích: bổ sung chức năng Đánh giá độ hài lòng, chọn điểm đánh giá mức độ hài lòng về sản phẩm.
    • Trường hợp khách hàng đánh giá từ 0-6 điểm. Anh/chị tích chọn Lý do chưa hài lòng với sản phẩm, nhập góp ý để phần mềm ghi nhận (có thể cả tiến ở các phiên bản sau để anh/chị có trải nghiệm tốt hơn về phần mềm). Sau đó chọn Gửi phản hồi.
    • Trường hợp khách hàng đánh giá từ 7 -10 điểm, anh/chị có thể góp ý thêm về phần mềm để có thể cải thiện tốt hơn. Sau đó chọn Gửi phản hồi.

5. Kế toán muốn quản lý được ngạch lương có áp dụng hai bảng lương

  • Câu chuyện nghiệp vụ:
    • Một số mã ngạch lương hiện nay vẫn tồn tại 2 bảng lương khác nhau do trình độ chuyên môn của CBNV khác nhau.
    • Ví dụ: với mã V.08.05.13:
      • Với trình độ Trung cấp (Theo thông tư 26/2015/TTLT-BYT-BNV: Quy định tiêu chuẩn tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng thì bậc lương 1 có Hệ số lương là 1.86.
      • Với trình độ Cao đẳng (Tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT có hiệu lượng kể từ ngày 10/06/2022. Tốt nghiệp cao đẳng Điều dưỡng) thì Bậc lương 1 có Hệ số là 2.06. 
      • Khi kế toán quản lý, vẫn phân biệt CBNV có mã V.08.05.13 hưởng bảng lương cao đẳng hay trung cấp để tính lương theo đúng ngạch và trình độ tương ứng.
  • Phần mềm hiện tại:
    • Cho phép quản lý danh mục ngạch bậc lương với các thông tin mã ngạch, tên ngạch, bảng lương áp dụng cho ngạch đó…
    • Các ngạch lương không được trùng mã.
  • Khó khăn: Kế toán chỉ quản lý được một ngạch lương tương ứng với một bảng lương, bảng lương còn lại không khai báo được.

Từ phiên bản R48:

  • Khi đơn vị chủ quản thêm 1 ngạch lương mới trong Danh mục\Ngạch bậc lương thì giữa các ngạch lương có thể trùng mã hoặc trùng tên, nhưng không được trùng cả mã và tên ngạch.

6. Khi có CBNV điều chuyển sang đơn vị khác, kế toán muốn lưu trữ hồ sơ CBNV có văn bản quyết định kèm theo

  • Câu chuyện nghiệp vụ:
    • Khi có CBNV trong đơn vị điều chuyển đến đơn vị khác, kế toán lưu trữ hồ sơ CBNV đó: Điều chuyển từ ngày nào, điều chuyển đến đơn vị nào, theo Số quyết định nào… và lưu lại văn bản quyết định điều chuyển nhân sự đó.
    • Khi có CBNV mới chuyển đến đơn vị mình, kế toán lưu trữ hồ sơ CBNV đó: Điều chuyển từ ngày nào, điều chuyển đến đơn vị nào, theo Số quyết định nào… và lưu lại văn bản quyết định điều chuyển nhân sự đó.
  • Phần mềm đã đáp ứng:
    • Với đơn vị điều chuyển CBNV đi: Kế toán khai báo thông tin tại Tình trạng làm việc\Điều chuyển. Nếu đơn vị tiếp nhận CBNV có sử dụng phần mềm và cùng tỉnh thì chọn được đích danh đơn vị trên cây CCTC.
    • Với đơn vị tiếp nhận CBNV đến: Kế toán tiếp nhận bằng cách tại Danh sách CBNV\Tiếp nhận.
      • Sau khi tiếp nhận, hồ sơ CBNV được thêm vào Danh sách CBNV.
      • Tất cả các thông tin (Thông tin chung, Quá trình lương, Phụ cấp…) đều được lấy về Bổ sung thêm 1 bản ghi Tiếp nhận tại “Tình trạng làm việc”.
  • Phần mềm Chưa đáp ứng: Kế toán chưa đính kèm được văn bản quyết định vào bản ghi điều chuyển để lưu trữ hồ sơ.
  • Khó khăn: Kế toán không đính kèm được văn bản quyết định vào bản ghi điều chuyển để lưu trữ hồ sơ.

Từ phiên bản R48:

  • Kế toán có thể lưu trữ hồ sơ CBNV có văn bản quyết định kèm theo khi CBNV điều chuyển sang đơn vị khác.
  • Tại menu Cán bộ nhân viên\tại mục Chức năng\Thêm tình trạng làm việc: Khi chọn Tình trạng làm việc Điều chuyển bổ sung tiện ích Đính kèm tệp. Anh/chị có thể kéo thả tệp hoặc chọn đường dẫn để tải tài liệu về CBNV lên. Nhấn Đồng ý để lưu thay đổi.
  • Tại menu Cán bộ nhân viên\biểu tượng dấu 3 chấm\Tiếp nhận bổ sung cột Tệp đính kèm cho phép kế toán của đơn vị tiếp nhận xem/tải xuống tệp đính kèm (nếu có).

7. Khi tính truy lĩnh tăng MLCS, kế toán muốn xác định được nguồn chi trả và tính đúng cho những CBNV có nhiều quá trình lương trong Thời gian truy lĩnh

  • Câu chuyện nghiệp vụ: (Ví dụ tại đơn vị)
    • Tại đơn vị, khi tính truy lĩnh lương do tăng MLCS, đơn vị dùng nguồn 14 để chi trả. Khi sinh chứng từ chi trả lương thì cũng hạch toán ta nguồn 14 này.
    • Khi lập bảng truy lĩnh, nếu CBNV có nhiều quá trình lương/phụ cấp trong thời gian truy lĩnh thì kế toán cần tách các dòng tương ứng với từng mức lương, phụ cấp khác nhau.
  • Phần mềm đáp ứng:
    • Phần mềm chưa xác định được nguồn chi trả khi lập bảng tính truy lĩnh do tăng MLCS. Khi sinh chứng từ chi trả lương thì chưa hạch toán được nguồn.
    • Trên bảng tính truy lĩnh MLCS với một CBNV thì luôn lấy quá trình lương mới nhất lên.
  • Khó khăn:
    • Vấn để chưa tác được nguồn chi trả khi lập bảng tính truy lĩnh do tăng MLCS.
    • Vấn đề chưa tách dòng theo các quá trình lương/phụ cấp: Kế toán không có cách nào để tách dòng trên phần mềm.

Từ phiên bản R48:

  • Tại tham số tính truy lĩnh tăng MLCS: Bổ sung thêm thông tin Phân bổ nguồn chi trả cho phép kế toán xác định nguồn chi trả cho khoản tăng MLCS.
  • Tại menu Tính Lương\Truy lĩnh: Phần mềm đã tách dòng theo các quá trình lương/phụ cấp.

8. Kế toán muốn tính đúng thời gian truy lĩnh MLCS cho CBNV có ngày đến đơn vị, hoặc Ngày hưởng của bản ghi lương, phụ cấp thuộc thời gian truy lĩnh

  • Câu chuyện nghiệp vụ: (ví dụ thực tế tại đơn vị):
    • Đơn vị tính truy lĩnh do tăng MLCS cho CBNV từ tháng 7 đến tháng 12, trong đó có 1 CBNV mới chuyển đến vào 1/12/2023. Vì vậy, CBNV này chỉ được truy lĩnh tăng MLCS 1 tháng (tháng 12).
  • Phần mềm đáp ứng: Phần mềm tính truy lĩnh cho CBNV này từ tháng 07/2023-12/2023:
    • Nếu khai báo Ngày hưởng của quá trình lương là 01/12/2023 thì Thời gian truy lĩnh trên bảng truy lĩnh MLCS là T7/2023-T12/2023.
    • Nếu khai báo Ngày hưởng lương đúng thực tế, ngày tiếp nhận là 01/12/2023 thì Thời gian truy lĩnh trên bảng truy lĩnh MLCS cũng là T7/2023-T12/2023.

=> Thời gian truy lĩnh không đúng thực tế.

  • Khó khăn:
    • Phần mềm không tính đúng thời gian truy lĩnh thực tế cho CBNV khi Truy lĩnh tăng MLCS. Vì vậy, kế toán mất công sửa lại thời gian hoặc chuyển qua “Truy lĩnh nâng lươn & tăng MLCS”

Từ phiên bản R48: 

  • Kế toán có thể tính đúng thời gian truy lĩnh MLCS cho CBNV có ngày đến đơn vị, hoặc Ngày hưởng của bản ghi lương, phụ cấp thuộc thời gian truy lĩnh.
    • Nếu CBNV có bản ghi Tiếp nhận tại Tình trạng làm việc nằm trong”Truy lĩnh từ”-“Truy lĩnh đến” thì tháng bắt đầu truy lĩnh trên bảng tính chính là “Từ ngày” trong bản ghi Tiếp nhận.
    • Nếu ngày hưởng của tất cả Quá trình lương, Phụ cấp tại dòng đầu tiên trên bảng truy lĩnh lại “Truy lĩnh từ” thì tháng bắt đầu truy lĩnh trên bảng tính chính là “Ngày hưởng” trong bản ghi lương, phụ cấp
Cập nhật 12/01/2024

Bài viết này hữu ích chứ?