1. Trang chủ
  2. Tính năng mới
  3. R44
  4. Tính năng mới R44 – Phát hành ngày 03/10/2023

Tính năng mới R44 – Phát hành ngày 03/10/2023

1. Kế toán muốn đẩy mẫu C2-02NS lên MISA DVC có thông tin đơn vị trả tiền là tài khoản mở tại kho bạc để chi lương qua kho bạc điện tử

1. Kế toán muốn đẩy mẫu C2-02NS lên MISA DVC có thông tin đơn vị trả tiền là tài khoản mở tại kho bạc để chi lương qua kho bạc điện tử

Trước đây: 

  • Kế toán sử dụng MISA SalaGov để lập bảng lương, sinh chứng từ chi trả, đồng thời kết nối với Kho bạc điện tử của KBNN để chi lương qua ngân hàng thương mại cho từng CBNV.
  • Hiện tại Kế toán có thể lập chứng từ chuyển khoản, lập hồ sơ chi lương điện tử và Kế toán trưởng ký duyệt để đẩy lên MISA DVC. Tuy nhiên nếu đơn vị trả tiền là TK mở tại kho bạc thì không đẩy lên DVC.

Từ phiên bản R44:

  • Kế toán muốn đẩy mẫu C2-02NS lên MISA DVC có thông tin đơn vị trả tiền là tài khoản mở tại kho bạc để chi lương qua kho bạc điện tử.
  • Tại Mẫu C2-02a và C2-02b: Thay đổi cách số liệu, bỏ điều kiện nếu số tài khoản đơn vị nhận tiền không tích chọn Mở tại KB thì bỏ trống.
2. Cập nhật luồng cấp tài nguyên của sản phẩm

2. Cập nhật luồng cấp tài nguyên của sản phẩm 

Từ phiên bản R44:

  • Khi nhân viên kinh doanh hoàn thành việc cấp thuê bao/tài nguyên cho khách hàng, hệ thống cấp tài nguyên cho các sản phẩm tự đông sinh theo quy tắc mới.
  • Người dùng đăng nhập theo thông tin tài khoản được cấp và tiến hành nâng cấp bảo mật tài khoản như trước đây.
3. Kế toán đơn vị muốn bổ sung thêm nhu cầu kinh phí CCTL trên biểu mẫu 4a để gửi cho đơn vị tài chính tổng hợp

3. Kế toán đơn vị muốn bổ sung thêm nhu cầu kinh phí CCTL trên biểu mẫu 4a để gửi cho đơn vị tài chính tổng hợp

Trước đây:

  • Kế toán đơn vị cấp xã cần tính bổ sung nhu cầu kinh phí phụ cấp đại biểu HĐND và phụ cấp cấp ủy tăng thêm do nâng MLCS cho cán bộ không chuyên trách xã vào biểu 4a và 4b.
  • Hiện tại nhu cầu kinh phí phụ cấp đại biểu HĐND và phụ cấp cấp ủy tăng thêm do nâng MLCS cho cán bộ không chuyên trách xã chưa được tính.

Từ phiên bản R44:

  • Kế toán đơn vị muốn bổ sung thêm nhu cầu kinh phí CCTL trên biểu mẫu 4a để gửi cho đơn vị tài chính tổng hợp.
  • Tại phân hệ Cải cách tiền lương\Tổng hợp nguồn thực hiện và nhu cầu CCTL\Nhóm B. Tổng nhu cầu năm: Cho phép sửa lại các giá trị phần mềm đã mặc định tính như tổng nhu cầu, chênh lệch.
  • Cập nhật số liệu tương ứng sang biểu báo cáo 4a, 4b.
4. Kế toán mong muốn nhập nhanh thông tin lương, phụ cấp cho các cán bộ nhân viên từ quyết định nhận được

4. Kế toán mong muốn nhập nhanh thông tin lương, phụ cấp cho các cán bộ nhân viên từ quyết định nhận được

Trước đây:

  • Tại đơn vị HCSN thường nhận các Quyết định về lương, phụ cấp từ Phòng Nội vụ/Bộ Nội vụ/Đơn vị chủ quản xuống. Các quyết định này ảnh hưởng đến thông tin lương của các CBNV. Kế toán cần khai báo quá trình lương, phụ cấp mới mà CBNV được hưởng.
  • Việc nhận quyết định thay đổi lương xảy ra với tần suất lớn và là nghiệp vụ quan trọng, tuy nhiên tính năng khá ẩn: Danh sách CBNV\Thông tin CBNV\Quá trình lương, phụ cấp.
  • Kế toán mất thời gian, tốn nhiều thao tác lặp lại: Vào từng CBNV để cập nhật thông tin lương cho CBNV khác rồi Lưu. Sau đó tìm đến CBNV khác rồi lặp lại thao tác tương tự.
  • Nếu muốn kiểm tra lại phải vào lại hồ sơ từng CBNV để kiểm tra.
  • Sau khi khai báo thông tin lương xong nếu Kế toán quên nhấn Lưu thì không lưu lại thông tin vừa khai báo và cũng không có cảnh báo. Đến khi kế toán phát hiện thông tin lương chưa được lưu thì phải làm lại.

Từ phiên bản R44:

  • Bổ sung chức năng Quyết định lương, phụ cấp: Cho phép kế toán có thể cập nhật nhanh thông tin lương, phụ cấp của CBNV khi có quyết định điều chỉnh.
  • Xem hướng dẫn chi tiết tại đây.
5. Kế toán muốn tính được thu nhập tăng thêm cho các CBNV dựa vào kết quả xếp loại đánh giá công việc

5. Kế toán muốn tính được thu nhập tăng thêm cho các CBNV dựa vào kết quả xếp loại đánh giá công việc

Trước đây:

  • Thu nhập tăng thêm là chủ trương cơ chế nhằm hỗ trợ tăng thu nhập cho CBCCVC được đánh giá qua năng suất, hiệu quả công việc. Kế toán nhận Quyết định của thủ trưởng về tính thu nhập tăng thêm cho CBNV và thực hiện tính bằng công thức tổng quát:
    Thu nhập tăng thêm = Mức chi * Hệ số TNTT * Thời gian được hưởng.
  • Hiện tại nếu Mức chi theo Số tiền:
    • Chưa xác định được Hệ số TNTT nên kế toán chưa tính được TNTT
    • Phải nhập Số tiền cho từng CBNV trên bảng tính, trong khi thực tiền này giống nhau giữa tất cả CBNV hoặc khác nhau dựa vào tiêu chí Kết quả đánh giá công việc.
  • Nếu Mức chi theo Lương, phụ cấp:
    • Tính cho nhiều tháng
    • Kế toán chưa tính được Lương, phụ cấp từng tháng trong thời gian được hưởng, cũng không tính được bình quân, không xác định được Ngày hưởng TNTT của từng tháng, Số tháng được hưởng trên phần mềm, vì vậy không tính được TNTT.

Từ phiên bản R44:

  • Kế toán muốn tính được thu nhập tăng thêm cho các CBNV dựa vào kết quả xếp loại đánh giá công việc.
  • Tại Danh mục\Phụ cấp đặc biệt ngành: Bổ sung phụ cấp Thu nhập tăng thêm trong danh mục có sẵn.
  • Tại Tính lương\Tính các khoản khác: Trường hợp chọn Phụ cấp đặc biệt ngành Thu nhập tăng thêm thì hiển thị tham số tương ứng cho phép Kế toán thiết lập đầu vào:
    • Kỳ tính
    • Mức chi
    • Hệ số TNTT
    • Thời gian hưởng
  • Sau khi thiết lập tham số sẽ tạo bảng TNTT tương ứng.
  • Xem hướng dẫn chi tiết tại đây.
6. Chuyên viên PTC muốn duyệt bảng lương các đơn vị có chữ ký xác nhận của PNV

6. Chuyên viên PTC muốn duyệt bảng lương các đơn vị có chữ ký xác nhận của PNV

Trước đây:

  • Kế toán đơn vị lập bảng lương hàng tháng và cần có xác nhận của: Người lập, kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị. Sau đó gửi bảng lương đã có ký xác nhận của Kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị lên Phòng Nội vụ (PNV)để phê duyệt.
  • Phòng Nội vụ phê duyệt và ký xác nhận vào vị trí của Trưởng phòng Nội vụ. Sau đó bảng lương tất cả các đơn vị (mỗi đơn vị 1 bảng – không tổng hợp chung) được gửi sang phòng tài chính để phê duyệt. Chuyên viên PTC kiểm tra bảng lương có ký xác nhận của PNV để duyệt bảng lương.
  • Hiện tại trên phần mềm PNV chưa ký số vào vị trí của trưởng phòng PNV được, không ký tay để đính kèm được bảng lương đã duyệt trước khi gửi cho PTC, chỉ xem được để duyệt, tổng hợp và gửi luôn cho PTC. PTC duyệt bảng lương không có chữ ký xác nhận của PNV.

Từ phiên bản R44:

  • Chuyên viên PTC muốn duyệt bảng lương các đơn vị có chữ ký xác nhận của PNV.
  • Cải tiến luồng phê duyệt báo cáo hiện tại. Cụ thể:
  • Tại Đơn vị chủ quản/Cơ quan Nội vụ/Cơ quan tài chính lập bảng lương của chính đơn vị:
    • Bỏ quy tắc tự động đưa vào tổng hợp lương.
    • Đơn vị có thể tự gửi bảng lương cho chính mình như luồng các đơn vị cấp dưới gửi lên.
  • Tại bước Đơn vị chủ quản/Cơ quan Nội vụ/Cơ quan tài chính duyệt bảng lương của từng đơn vị:
    • Chuyên viên/Kế toán đơn vị xem và ký số được file PDF gửi kèm theo từng dữ liệu bảng lương.
    • Hoặc tải và ký tay trên file tải về rồi scan, tải lên khi xác nhận hoàn thành.
  • Tại bước Đơn vị chủ quản/Cơ quan Nội vụ/Cơ quan tài chính tổng hợp bảng lương từng đơn vị:
    • Anh/chị có thể tổng cả file báo cáo đính kèm theo từng đơn vị
    • Xem được chi tiết bảng lương từng đơn vị và báo cáo đính kèm
    • Có thể gửi được số liệu tổng hợp kèm chi tiết bảng lương và báo cáo đính kèm từng đơn vị.
  • Sau khi Cơ quan tài chính duyệt: Kế toán đơn vị trực thuộc lấy được bảng lương thanh toán đã có đủ chữ ký các cấp phê duyệt.
  • Xem hướng dẫn chi tiết tại đây.
7. Kế toán muốn làm tròn từng khoản phân bổ để tính tổng khi tính bảng lương

7. Kế toán muốn làm tròn từng khoản phân bổ để tính tổng khi tính bảng lương

Trước đây:

  • Lương tháng 8 được phân bổ 2 nguồn: 1.490.000 và 310.000 -> Số tiền bảo hiểm được tính theo từng khoản phân bổ x tỷ lệ hưởng bảo hiểm tương ứng:
    • Tính tiền bảo hiểm theo mỗi nguồn: Tỷ lệ hưởng x số tiền phân bổ của nguồn đó ._ làm tròn
    • Tính tiền tổng bảo hiểm = Tiền từng nguồn cộng với nhau.
  • Với cách tính của khách hàng làm sẽ làm tròn 2 lần số lẻ -> dư 1 đồng.

Từ phiên bản R44:

  • Kế toán muốn làm tròn từng khoản phân bổ để tính tổng khi tính bảng lương.
  • Tại form tham số tính lương, tính các khoản khác, truy lĩnh với các tùy chọn phân bổ nhiều nguồn, kế toán có thể lựa chọn cách tính theo:
    • Tính từng nguồn chi trả riêng rồi cộng tổng.
    • Bù trừ số liệu chênh lệch vào 1 nguồn: Chọn Nguồn bù trừ.
  • Xem hướng dẫn chi tiết tại đây.
8. Kế toán muốn in bảng thanh toán các khoản phụ cấp đặc biệt ngành theo mẫu và chân chữ ký của đơn vị

8. Kế toán muốn in bảng thanh toán các khoản phụ cấp đặc biệt ngành theo mẫu và chân chữ ký của đơn vị

Trước đây:

  • Căn cứ theo nghị quyết HĐND, giáo viên mần non được hưởng khoản phụ cấp “Hỗ trợ GVMN” hàng tháng với định mức 0,5 lần MLCS. Kế toán lập bảng tổng hợp khoản phụ cấp này để nộp lên PNV ký xác nhận.
  • Phần mềm cho phép lập bảng thanh toán các khoản phụ cấp đặc biệt ngành.Khi in bảng phụ cấp, căn cứ theo hình thức hưởng là Hệ số/Tỷ lệ/Số tiền để có các biểu mẫu tương ứng.
  • Tuy nhiên biểu mẫu phần mềm mang đi không đúng với biểu mẫu của đơn vị cần sử dụng. Bảng phụ cấp in ra không có loại chân chữ ký đơn vị. Bảng thanh toán các khoản phụ cấp đặc biệt ngành không sửa mẫu để in được.

Từ phiên bản R44:

  • Kế toán muốn in bảng thanh toán các khoản phụ cấp đặc biệt ngành theo mẫu và chân chữ ký của đơn vị.
  • Tại Tính các khoản khác: Bổ sung báo cáo tại vị trí in.
    • Phạm vi đáp ứng: Chỉ cho các đơn vị thuộc dự án quận Bình Thủy.
    • Tên báo cáo: Danh sách giáo viên mầm non nhận tiền hỗ trợ (Đặc thù Bình Thủy).
    • Vị trí in: Chi tiết trong bảng phụ cấp đặc biệt ngành.
    • Báo cáo tương tự mẫu C10-HD: Bảng báo cáo các khoản phụ cấp khác hiện có (khi in phụ cấp hưởng theo số tiền).
    • Bổ sung nội dung:
      • Tên đơn vị chủ quản phía trên tên đơn vị: UBND quận Bình Thủy.
      • Chân chữ ký.
  • Tại Tính các khoản khác\Danh sách chi tiết của 1 bảng tính phụ cấp\Tùy chọn\Sinh ghi chú hàng loạt: Không bắt buộc tại Tiền tố, chỉ áp dụng cho các đơn vị thuộc quận Bình Thủy.
9. Kế toán muốn biết tổng thời gian đã hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp lâu năm là bao lâu để tính hệ số/tỷ lệ hưởng

9. Kế toán muốn biết tổng thời gian đã hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp lâu năm là bao lâu để tính hệ số/tỷ lệ hưởng

Trước đây:

  • Theo Nghị định 76, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
  • Khi thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn tích lũy trên 60 tháng thì chuyển sang hưởng phụ cấp lâu năm. Hệ số phụ cấp được hưởng căn cứ theo số năm làm việc. Đơn vị có 4 điểm trường, trong đó có 2 điểm thuộc vùng khó khăn được hưởng chế độ như trên. Giáo viên trong trường được phân công công tác theo năm học phân theo mỗi điểm trường (1 năm ở điểm vùng khó khăn thì hưởng chính sách, 1 năm ra điểm trường thuận lợi thì không hưởng chính sách nữa)
  • Do thời gian hưởng phụ cấp thu hút thường bị gián đoạn => kế toán không theo dõi được CBNV đã đủ 5 năm hưởng thu hút chưa để chuyển sang phụ cấp lâu năm hoặc đổi hệ số phụ cấp lâu năm.

Từ phiên bản R44:

  • Kế toán muốn biết tổng thời gian đã hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp lâu năm là bao lâu để tính hệ số/tỷ lệ hưởng.
  • Bổ sung thông báo để Kế toán nhận biết CBNV đủ điều kiện:
    • Chuyển từ PC thu hút sáng PC lâu năm.
    • Nâng hệ số hưởng PC lâu năm.
  • Kế toán có thể xem được danh sách các đối tượng tương ứng và cập nhật được phụ cấp của CBNV vào hồ sơ.
  • Thay đổi quy tắc lấy lên danh sách CBNV nâng PC lâu năm.
10. Kế toán muốn phân bổ nguồn khi tính bảo hiểm/KPCĐ hưởng theo MLCS hoặc số tiền cố định

10. Kế toán muốn phân bổ nguồn khi tính bảo hiểm/KPCĐ hưởng theo MLCS hoặc số tiền cố định

Trước đây:

  • Đơn vị có các CBNV không hưởng lương, đóng bảo hiểm/KPCĐ theo MLCS (MLCS x tỷ lệ đóng). Khi tính lương, thực hiện phân bổ từng khoản lương, phụ cấp theo 2 nguồn nên số tiền đóng bảo hiểm/KPCĐ cũng được phân bổ 2 nguồn.
  • Hiện tại đối với CBNV không chuyên trách: Đối với CBNV hưởng BH/KPCĐ theo MLCS hoặc số tiền cố định, mặc định trừ bảo hiểm vào phụ cấp cán bộ không chuyên trách. Nếu không hưởng phụ cấp này thì không xác định được phân bổ BH/KPCĐ như nào vào các nguồn => bảng lương không lên mức bảo hiểm/KPCĐ.
  • Bảng lương không được tính mức BH và KPCĐ do NLĐ đóng và cơ quan đóng nên số tiền bị sai.

Từ phiên bản R44:

  • Kế toán muốn phân bổ nguồn khi tính bảo hiểm/KPCĐ hưởng theo MLCS hoặc số tiền cố định.
  • Tại tham số tính lương, với trường hợp đơn vị thiết lập Phân bổ nguồn riêng theo khoản lương, phụ cấp:

    • Bổ sung tùy chọn: Chọn nguồn phân bổ cho Bảo hiểm và KPCĐ khi tính theo MLCS hoặc số tiền cố định.
    • Nếu Kế toán tích chọn:
      • Hiển thị bảng phân bổ nguồn chi trả, cho phép kế toán xác định số tiền phân bổ theo từng nguồn.
      • Khi tính lương, phân bổ các khoản bảo hiểm và KPCĐ của các CBNV tính theo MLCS hoặc số tiền cố định theo thiết lập này.
Cập nhật 29/09/2023

Bài viết này hữu ích chứ?