1. Mục đích
Kế toán có thể tính ra số tiền BHYT NLĐ và cơ quan đóng trong trường hợp làm thủ tục khai báo chậm lên cơ quan bảo hiểm.
2. Chi tiết thay đổi
Theo quy định:
– Nếu CBNV nghỉ (Nghỉ không lương, nghỉ thai sản, nghỉ ốm, điều dưỡng, ngừng việc, con ốm, tai nạn) trên 14 ngày làm việc trong tháng sẽ không phải đóng bảo hiểm.
– Trường hợp có phát sinh giảm BHYT thì đơn vị phải báo giảm trước ngày 28 tháng trước, nếu báo giảm từ ngày 1 tháng sau thì vẫn phải đóng BHYT của tháng đó.
– Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT có giá trị sử dụng đến hết tháng đó.
Khi đơn vị có phát sinh CBNV nghỉ không lương trên 14 ngày sẽ không phải đóng BHYT của tháng, tuy nhiên đơn vị không báo cho cơ quan BHXH từ tháng trước nên CBNV này vẫn bắt buộc phải tính BHYT của tháng hiện tại.
– Trước phiên bản R35, Phần mềm đáp ứng theo luật BHXH nên trong trường hợp khai báo nghỉ trên 14 ngày làm việc sẽ không tính BHYT cho CBNV.
– Kể từ phiên bản R35, khi bảng tính lương có ít nhất 1 CBNV nghỉ từ 14 ngày trở lên, phần mềm sẽ thông báo cho người sử dụng để xác nhận có đóng BHYT cho CBNV này không.
Cụ thể như sau:
Ví dụ: Đơn vị có CBNV Phạm Quỳnh Anh và Đàm Ngọc Bích nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng 04/2023.
Sau khi khai báo tình trạng nghỉ tại Danh sách CBNV và lập bảng lương, chương trình hiện lên thông báo:
Phần mềm mặc định không tính đóng BHYT cho các CBNV này. Nếu cần đóng BHYT thì tích chọn vào CBNV, nhấn Đồng ý => phần mềm tính đóng BH như bình thường.
Trường hợp tích chọn vẫn đóng BHYT cho CBNV Phạm Quỳnh Anh, không tích chọn CBNV Đàm Ngọc Bích:
Trong trường hợp tính lại bảng lương, chương trình mặc định tính BHYT cho những CBNV đã được tính trong lần tính gần nhất.